Nâng cao vị thế của giáo viên tiếng Anh qua mô hình Đồng giảng

Có giai đoạn giáo viên tiếng Anh người Việt chỉ giữ vai trò ổn định lớp, điều chỉnh máy, thực hiện theo yêu cầu giáo viên bản ngữ. Gần đây, để phát huy điểm mạnh trong giảng dạy của cả giáo viên bản ngữ và giáo viên Việt, mô hình Đồng giảng được đưa vào triển khai gần đây, do Sở Giáo dục & Đào tạo TP.HCM phối hợp với iSMART Education tổ chức.

Chuỗi hội thảo Kĩ thuật đồng giảng trong việc giảng dạy tiếng Anh cấp tiểu học diễn ra tại nhiều quận huyện, giúp giáo viên “mục sở thị” về lớp học mẫu và ghi nhận nhiều ý kiến để áp dụng linh hoạt theo tình hình địa phương.

Cô Đoàn Thị Lương cùng với thầy Eamonn Michael tạo ra tiết học Đồng giảng lí thú 

Giáo viên phối hợp, học sinh hưởng lợi

  • “How tall are you, Luong?”
  • I’m 1.6 meter, and you?
  • My height is 170 centimeter. So I’m taller than you a little bit.

Đó là mẫu đối thoại bắt đầu giờ học tiếng Anh qua môn Toán do thầy Eamonn Michael và cô Đoàn Thị Lương thực hiện tại trường Tiểu học Lê Văn Thọ (quận Gò Vấp, TP.HCM), được đánh giá là tình huống mở đầu tự nhiên, có thể là ví dụ tốt cho học sinh sử dụng trong các ngữ cảnh giao tiếp lẫn học thuật.

Lớp học được chia thành các nhóm nhỏ 5 em, khám phá trường từ vựng Toán học qua động đo đạc vật thể, chuyển đổi đơn vị đo. Với kiến thức Toán đã học ở giờ chính khóa, học sinh chỉ cần làm quen một số thuật ngữ trong tiếng Anh, biết cách đặt câu hỏi – trả lời trong ngữ cảnh môn Toán.

Giáo viên Việt Nam nắm bắt tâm lý học sinh tốt, giữ các em tập trung suốt giờ học, trong khi ưu thế của giáo viên bản ngữ là phát âm, chất giọng tự nhiên. 

Theo dõi lớp học mẫu, cô Nguyễn Thị Ngọc Oanh, Hiệu Phó trường Tiểu học Lam Sơn chia sẻ: “Lợi thế của kỹ thuật Đồng giảng là sự phối hợp nhịp nhàng giữa giáo viên Việt Nam và giáo viên bản ngữ. Trong đó giáo viên Việt Nam nắm bắt tâm lý học sinh tốt, giữ cho các em tập trung suốt giờ học, điều đó rất khó; còn ưu thế của giáo viên bản ngữ là phát âm, chất giọng tự nhiên để học trò làm quen. Tôi rất thích chuyên đề này khi giúp nâng cao kĩ năng, vai trò, trách nhiệm của giáo viên Việt Nam. Khi lớp học có hai giáo viên cùng phối hợp sẽ dễ tiếp cận đến từng nhóm học sinh”.

 

Tiết học mẫu ứng dụng bài giảng số trong giảng dạy tiếng Anh qua môn Toán, Khoa học của iSMART Education

 

Với tinh thần “không ai bị bỏ rơi trong lớp học”, cô Đoàn Thị Lương điều phối lớp học đồng giảng cho biết: “Nhờ đồng giảng mà tiết học trở nên thú vị hơn, thầy cô quan tâm được tất cả học sinh, bất kể các em ngồi cuối lớp hay nhút nhát, học yếu hơn. Các em có môi trường giao tiếp thân thiện, trong trường hợp gặp vấn đề thắc mắc, thầy cô Việt Nam hỗ trợ giải thích”.

Đồng tình với cô Lương, thầy Eamonn chia sẻ: “Trình độ ngoại ngữ giữa các em học sinh có khác nhau, việc truyền đạt ý tưởng không chỉ thông qua lời nói, chúng tôi tận dụng ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ để các em dễ hiểu. Từ khi áp dụng kỹ thuật Đồng giảng, sự hiện diện của giáo viên Việt Nam rất hữu ích, các thầy cô chia sẻ vai trò, công việc tương đương nhau, rất khiến việc quản lý lớp học 40-50 học sinh đỡ áp lực hơn, dễ dàng hơn”.

 

Từ hỗ trợ sang đồng giảng


 

Quan sát tiết học ứng dụng bài giảng số của iSMART kết hợp kĩ thuật đồng giảng, đại diện các trường tiểu học và phòng GD&ĐT đã thảo luận về tình hình thực tế. Một giáo viên đến từ trường Lê Đức Thọ chia sẻ: “Qua tiết học mẫu, chúng ta thấy giáo viên Việt Nam chuyển sang vai trò đồng giảng, nổi bật hơn, có nhiều vị trí đứng đa dạng chứ không chỉ ở cuối lớp. Họ bao quát khuôn viên lớp học, chủ động hội ý với giáo viên nước ngoài khi lớp học xảy ra tình huống ngoài dự liệu. Riêng kiến thức Toán, Khoa học ở lớp 4, lớp 5 có nhiều thuật ngữ khó, phần mềm của iSMART đã bổ trợ tốt cho học sinh thực hành, nhớ kiến thức. Hy vọng trong tương lai các trung tâm Anh ngữ cũng hỗ trợ nhà trường phần này”.

Nhấn mạnh vị trí của giáo viên Việt Nam, hội thảo thống nhất dù khác nhau cách gọi “hỗ trợ” hay “đồng giảng”, mỗi giáo viên tiếng Anh phải nhận thức vai trò của mình bình đẳng với giáo viên nước ngoài, phải cùng xây dựng, thống nhất giáo án, giám sát giáo viên bản ngữ để họ đảm bảo tiến độ của lớp học.

Đại diện Phòng Giáo dục & Đào tạo, giáo viên và nhân viên iSMART Education tại chuỗi hội thảo về kĩ thuật Đồng giảng

 

Trong chuỗi hội thảo này, kĩ thuật đồng giảng được lồng ghép vào tiết học Toán, Khoa học bằng tiếng Anh – xu hướng giáo dục chuẩn bị cho tương lai hội nhập về học tập, việc làm. Tâm huyết với định hướng đó, ông Trịnh Vĩnh Thanh, Phó Trưởng phòng GD&ĐT quận Gò Vấp chia sẻ: “Trọng tâm tiết học không chỉ phải là Toán hay Khoa học, mà để giúp học sinh làm quen với tiếng Anh học thuật lẫn tiếng Anh giao tiếp để chuẩn bị cho tương lai du học, tránh bỡ ngỡ trước những bài kiểm tra quốc tế”.

Đây là điểm gặp gỡ giữa những người làm giáo dục hiện đại. Trước đó, ông Trương Minh Châu, Giám đốc Đào tạo iSMART từng khẳng định: “Việc tích hợp kiến thức của các môn học khác nhau để tạo ra bài học sinh động, gần gũi thực tế là nhằm hướng đến nâng chuẩn tiếng Anh cho học sinh Việt Nam giúp các em tự tin khi tham gia các kì thi quốc tế như TOEFL Primary hoặc Starters, Movers, Flyers của Đại học Cambridge… đồng thời sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai ở Việt Nam”.

 

Các giáo viên tiếng Anh tại các trường đóng góp ý kiến cho kĩ thuật Đồng giảng 

 

Chuỗi hội thảo tiếp tục nhận được phản hồi tích cực về hiệu quả rõ rệt khi ứng dụng công nghệ số vào bài giảng, giúp giờ học Toán, Khoa học lý thú hơn. Các thầy cô đại diện các trường trên địa bàn bày tỏ hy vọng rằng những đổi mới trong phương pháp giảng dạy như thế này sẽ giúp học sinh Việt cải thiện năng lực thực hành tiếng Anh – điểm yếu trước giờ của các em, cũng như có thể giao tiếp học thuật theo cách tự nhiên nhất, không phụ thuộc sách vở.

Bên cạnh hội thảo chuyên đề Kỹ thuật Đồng giảng Quận Gò Vấp, iSMART được tin tưởng đồng hành cùng Phòng Giáo dục Quận 5, Quận 7, Quận 8, Quận 10 để minh hoạ và chia sẻ kỹ thuật giảng dạy tới các thầy cô giáo trong khu vực công tác.

Tham khảo thêm tin tức về chuyên đề tại ismart.edu.vn/chuyen-de-ky-thuat-dong-giang-trong-viec-giang-day-tieng-anh-cap-tieu-hoc.html 

TIN TỨC KHÁC