Với trẻ, Mầm non là nơi không khác mấy với gia đình nhưng đi học lớp 1 là câu chuyện hoàn toàn khác. Giai đoạn chuyển cấp gây ra không ít xáo động trong tâm trí và cuộc sống của trẻ với môi trường mới, cách học mới và bạn bè, thầy cô mới.
Ông Trương Minh Châu, Giám đốc đào tạo iSMART Education chia sẻ cách “gói ghém” hành trang sẵn sàng cho con vào lớp 1 tự tin, vui vẻ.
Khởi động năng lực ngôn ngữ
Ở bậc Mầm non, có thể bé chỉ ăn, ngủ và chơi đùa, múa hát nhưng khi vào tiểu học, bé sẽ phải tập làm quen với việc ngồi yên một chỗ và tập trung học tập, làm quen với việc tư duy trừu tượng. Vì thế, rất nhiều phụ huynh cho con học đọc, viết trước khi vào lớp 1 với hy vọng con sẽ “theo kịp bạn bè” và không bỡ ngỡ.
Tuy nhiên, việc biết chữ trước không quyết định năng lực học tập về lâu dài của trẻ. Điều quan trọng, mấu chốt nhất là chuẩn bị về năng lực ngôn ngữ và kĩ năng học tập cho trẻ để không chỉ là lớp 1 mà toàn bộ quá trình học tập dài hơi sau này, thậm chí là suốt đời của bé được trải nghiệm niềm vui học tập một cách nhẹ nhàng, hứng thú, say mê.
Những hoạt động Chào bé đến trường, Open House… giúp trẻ bước đầu làm quen, tiếp cận ngôn ngữ, sẵn sàng cho một năm học mới.
Năng lực ngôn ngữ là thể hiện ở khả năng đọc hiểu, ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết. Không chỉ môn Văn – Tiếng Việt của cấp 1 hay Ngữ văn của cấp 2,3 mà tất cả các môn học đều cần tới năng lực đọc hiểu, kĩ năng nói, kĩ năng viết để có thể tiếp thu, học hỏi, phát triển, vận dụng… Với mỗi một lứa tuổi việc rèn luyện năng lực ngôn ngữ lại có đặc thù khác nhau.
Đối với trẻ trước khi vào tiểu học con cần được chuẩn bị tốt các kĩ năng: phát triển ngôn ngữ nói, tích lũy từ vựng, khả năng hiểu một câu chuyện.
Kỹ năng học tập quan trọng: tự học
Điều quan trọng nhất của kĩ năng học tập là khả năng tự học. Bố mẹ làm sao để dạy con mình có thể tự học, tự khai thác tài liệu thay vì mỗi buổi tối sau khi mệt rũ người ở cơ quan lại phải kè kè bên cạnh con nhắc nhở hoặc gào thét với con. Con học ít nhất là 12 năm phổ thông nếu không rèn con tự học ngay từ tấm bé thì hơn ba vạn sáu nghìn ngày trước mắt có thể bố mẹ sẽ ức chế, sẽ mệt mỏi, sẽ cáu kỉnh mà con thì hoang mang, sợ hãi, thụ động. Trẻ chỉ thực sự có lợi thế và lợi thế dài lâu nếu con được chuẩn bị kĩ về năng lực ngôn ngữ.
Để đọc hiểu tốt và có thể tự học sau này, trẻ cần hiểu được một cách chính xác tài liệu bằng văn bản, trẻ em cần phải được rèn luyện khả năng:
(1) Giải mã những gì đọc được trên trang giấy
(2) Kết nối giữa những gì con vừa đọc và những gì con đã biết từ trước ; Giúp trẻ kết nối giữa những thứ vừa đọc và kinh nghiệm hay trải nghiệm đã có của trẻ thông qua những gì bé đã gặp, đã thấy, đã xem, đã đọc ở nơi khác.
Công nghệ là một công cụ sáng tạo giúp tăng cường tính tự học của trẻ.
(3) Tập suy nghĩ sâu sắc về những gì được đọc (bài học, thông điệp…). Cha mẹ hãy trò chuyện với trẻ về các phần quan trọng của truyện (ví dụ, các nhân vật, bối cảnh, tình huống, hành động, giải quyết tình huống) sẽ giúp trẻ hiểu truyện dễ dàng hơn, và cũng chuẩn bị cho trẻ tự hiểu các câu truyện mà bạn ấy sẽ đọc sau này.
Ví dụ có thể hỏi: vì sao bạn ấy lại làm như vậy? Con có nghĩ là bạn ấy nên bỏ đi không? Con học được gì từ chuyện này? Những câu hỏi chưa trả lời được hướng dẫn cách trẻ tìm lại thông tin trong sách để trả lời. Điều này tuy nhỏ nhưng cũng hỗ trợ khá lớn đối với các bài tập đọc hiểu sau này của con, đó là kĩ năng tìm kiếm thông tin trong văn bản để trả lời câu hỏi.
Chuẩn bị cho một ngày khai trường “không tiếng khóc”
Thực tế, trẻ cần trải qua một số bước sau để làm quen dần và thích ứng với môi trường lớp 1 thật hào hứng:
Bước 1: Làm quen với trường học Nếu ngay từ đầu con đã háo hức đi học, cả một năm học đầu đời của con sẽ rất nhẹ nhàng. Khi con được 5 tuổi, cha mẹ nên bắt đầu cho con làm quen với trường học. Nỗi háo hức và tò mò khi thấy các anh chị vào trường học mà mình chưa được vào cũng là một động lực để bé cảm thấy thích trường học.
Vì thế, bắt đầu từ lúc này, mỗi khi đưa con qua các cổng trường tiểu học, cha mẹ nên chỉ cho con trường và nói: “Đây là trường tiểu học, khi nào con 6 tuổi, con sẽ được vào đó học con nhé”. Với câu giới thiệu như vậy, chắc chắn các bé sẽ háo hức vô cùng và cảm thấy mình sao mãi không đủ 6 tuổi để đi học
Bước 2: Kể chuyện về trường tiểu học Với con, trường tiểu học là nơi hoàn toàn lạ lẫm. Nó có thể vô cùng nguy hiểm, nó cũng có thể rất dễ thương. Nghĩ về trường tiểu học, con sẽ vô cùng hoang mang. Những câu chuyện kể về trường tiểu học của bố mẹ sẽ giúp con định hình rõ ràng hơn về một nơi mà con sắp đến. Những câu chuyện đó sẽ là:
– Kỉ niệm vui, buồn của cha mẹ khi còn học ở đó.
– Kỉ niệm về thầy cô giáo.
– Kỉ niệm về bạn bè.
– Mô tả của cha mẹ về các đồ dùng trong nhà trường, các cán bộ công nhân viên trong trường.
– Mô tả về lớp học, về đội thiếu niên tiền phong, về sao nhi đồng, về giờ chào cờ, giờ lên lớp, giờ ra chơi, giờ ngoại khóa…
Bước 3: Hãy kể cho con nghe về ngôi trường mà con sắp theo học Đây là bước vô cùng quan trọng vì nếu không, con sẽ vô cùng hoang mang. Hãy kể cho con nghe về những lớp học hiện đại, những góc sân vui chơi dễ thương, những phòng thư viện, phòng máy tính có ở trong trường.
Sau đó, cha mẹ hãy đưa con đến trường để tham quan ít nhất là 2 lần trước khi con chính thức bước vào cánh cổng trường với tư cách học sinh. Với lời giới thiệu kĩ càng như vậy, con sẽ cảm thấy trách nhiệm học tập của mình rất rõ ràng và cảm thấy mình đúng là 1 thành viên của ngôi trường dễ thương kia.
Bước 4: Biến ngày đầu tiên đến trường tiểu học của con thành ngày hội.
a. Để con có thêm động lực học tập, cha mẹ hãy đưa con đi chọn và sắm sửa đồ dùng học tập. Nếu tự tay con được chọn lựa, chăm chút, chắc chắn con sẽ cảm thấy hào hứng và có trách nhiệm học tập hơn.
b. Bọc vở và sắp xếp đồ dùng học tập: Thường thì các thầy cô giáo thường kêu cha mẹ làm giúp con. Tuy nhiên điều đó sẽ khiến con không tự giác. Cha mẹ nên hướng dẫn con tự làm và tự bảo quản đồ dùng. Khi con tự làm, con sẽ thêm yêu quý đồ dùng học tập của con.
Chuẩn bị tốt hành trang cho trẻ vào lớp 1 từ vấn đề sức khỏe, tâm sinh lý, kế hoạch học tập và không thể thiếu vắng hoạt động vui chơi sẽ giúp trẻ luôn sẵn sàng cho việc thu thập nguồn kiến thức bổ ích. Với người lớn, những kỹ năng trên có thể là “chuyện nhỏ”, tuy nhiên với những đứa trẻ còn quá non dại, nhiều bỡ ngỡ, được tập luyện từ sớm bé sẽ càng trở nên mạnh mẽ và chững chạc hơn.
Do đó, chuẩn bị hành trang cho bé vào lớp 1 kỹ càng chính là cách tốt nhất cha mẹ khuyến khích con cố gắng ngay từ những bước tiến đầu tiên trong chặng đường chinh phục tri thức và trưởng thành.
Chọn cho con một chương trình học tiếng Anh tăng cường tại trường thích hợp là một bước đầu quan trọng trên con đường học tập sau này của con. Tham khảo chương trình học tiếng Anh qua môn Toán và Khoa học sử dụng bài giảng số iSMART hiện đang được triển khai tại nhiều trường tiểu học và trung học trên cả nước tại ĐÂY. |
TIN TỨC KHÁC
-
Tháng Ba 29, 2023
ĐỔ BỘ NGÀY HỘI ENGLISH DAY ĐẾN CÁC ĐIỂM TRƯỜNG TP. HỒ CHÍ MINH
-
Tháng Ba 22, 2023
BIỆT ĐỘI KHOA HỌC iSMART TRANH TÀI TẠI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG
-
Tháng Ba 14, 2023
TÌM KIẾM TÀI NĂNG “BIỆT ĐỘI KHOA HỌC NHÍ” TẠI MỸ ĐÌNH
-
Tháng Ba 10, 2023
THỬ TÀI TRẮC NGHIỆM – THỬ THÁCH TƯ DUY ⛳️
-
Tháng Ba 10, 2023
SÔI ĐỘNG NGÀY HỘI TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG TRẦN QUANG CƠ
-
Tháng Ba 9, 2023
English Festival – 1,000 HỌC SINH THAM GIA ENGLISH FESTIVAL TẠI TRƯỜNG TÂY TỰU A
-
Tháng Ba 7, 2023
Open House đến với các trường tiểu học quận Tân Bình cùng iSMART
-
Tháng Ba 6, 2023
iSMART MANG “BIỆT ĐỘI KHOA HỌC” ĐẾN CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ THCS
-
Tháng Ba 6, 2023
Ngôn ngữ và tư duy logic là 2 yếu tố cần hoàn thiện từ bậc tiểu học
-
Tháng Ba 6, 2023
Khai phóng đam mê, tối ưu kết quả học Tiếng Anh ở trẻ