Hướng đến ý tưởng xây dựng cộng đồng giáo viên sáng tạo, sử dụng các trang thiết bị hiện đại và tư duy công nghệ trong thời đại kỹ thuật số, chương trình đã giới thiệu, hướng dẫn và nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ trong giảng dạy. Diễn giả tại chương trình – cô Trần Thị Thúy, trường THPT Đức Hợp (Hưng Yên) (giáo viên đại diện Việt Nam xuất sắc đạt giải cao nhất tại Diễn đàn Diễn đàn giáo dục toàn cầu thường niên – Microsoft E2 Global Educator Exchange) đã chia sẻ nhiều thông tin hữu ích và hướng dẫn trực quan giúp các giáo viên tham dự dễ dàng nắm bắt và thành thạo công cụ.
Cô Trần Thị Thúy tập huấn tại chương trình
Microsoft Office 365 là bộ công cụ của Microsoft cho phép người dùng quản lý công việc và học tập chỉ trên một phần mềm duy nhất, từ việc dùng các ứng dụng quen thuộc như Word, Excel, PowerPoint trên nền tảng online hay việc tạo sự kiện trên ứng dụng Calendars, quản lý file bằng OneDrive. Nhờ có bộ công cụ này, người dùng có thể quản lý nhiều dự án hay học tập theo nhóm một cách hiệu quả và tiết kiệm thời gian.
Điểm mạnh của Office 365 là sự tích hợp và khả năng làm việc linh động giữa các ứng dụng với nhau. Nhờ đó, người dùng có thể tiết kiệm tối đa thời gian và làm việc một cách khoa học. Sau khi kết thúc khóa tập huấn, các giáo viên được cung cấp đầy đủ các công cụ mạnh mẽ và có thể truy nhập từ thiết bị yêu thích.
Tuy nhiên, cô Thúy chia sẻ: “Giáo viên vẫn là nhân tố quan trọng nhất. Nếu không có công nghệ thì việc học vẫn diễn ra bình thường. Nhưng nếu có công nghệ thì việc đạt được hiệu quả sẽ nhanh hơn. Đưa công nghệ vào lớp học là một cách chuẩn bị cho tương lai của các em học sinh, vì chúng ta đang sống trong ranh giới của CMCN 4.0”.
Các giáo viên tham dự hào hứng với công cụ tuy “quen nhưng chưa khám phá hết”
Có thể thấy, việc đưa lớp học ra khỏi 4 bức tường càng trở nên dễ dàng hơn với trợ lực của công nghệ thông tin. Những sáng kiến công nghệ như trí tuệ nhân tạo, những ứng dụng, phần mềm, giải pháp giáo dục tại diễn đàn đã đánh dấu những bước tiến đầy nỗ lực và tham vọng của các đơn vị giáo dục tại Việt Nam. “Ứng dụng công nghệ Skype trong giảng dạy có thể biến lớp học truyền thống thành lớp học không biên giới, mở ra một trang mới và thay đổi cách dạy học cũ. Ngày hôm nay, các em học sinh được tiếp cận công nghệ thực tế ảo và thực tế ảo tăng cường, trí tuệ nhân tạo và machine learning ngay trong lớp học. Đó là một tín hiệu đáng mừng và luôn được khuyến khích, tích cực đẩy mạnh trong các lớp học iSMART”, ông Hạ Mạnh Quyết, Trưởng phòng chuyên môn chương trình iSMART chia sẻ.
TIN TỨC KHÁC
-
Tháng Ba 29, 2023
ĐỔ BỘ NGÀY HỘI ENGLISH DAY ĐẾN CÁC ĐIỂM TRƯỜNG TP. HỒ CHÍ MINH
-
Tháng Ba 22, 2023
BIỆT ĐỘI KHOA HỌC iSMART TRANH TÀI TẠI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG
-
Tháng Ba 14, 2023
TÌM KIẾM TÀI NĂNG “BIỆT ĐỘI KHOA HỌC NHÍ” TẠI MỸ ĐÌNH
-
Tháng Ba 10, 2023
THỬ TÀI TRẮC NGHIỆM – THỬ THÁCH TƯ DUY ⛳️
-
Tháng Ba 10, 2023
SÔI ĐỘNG NGÀY HỘI TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG TRẦN QUANG CƠ
-
Tháng Ba 9, 2023
English Festival – 1,000 HỌC SINH THAM GIA ENGLISH FESTIVAL TẠI TRƯỜNG TÂY TỰU A
-
Tháng Ba 7, 2023
Open House đến với các trường tiểu học quận Tân Bình cùng iSMART
-
Tháng Ba 6, 2023
iSMART MANG “BIỆT ĐỘI KHOA HỌC” ĐẾN CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ THCS
-
Tháng Ba 6, 2023
Ngôn ngữ và tư duy logic là 2 yếu tố cần hoàn thiện từ bậc tiểu học
-
Tháng Ba 6, 2023
Khai phóng đam mê, tối ưu kết quả học Tiếng Anh ở trẻ