HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY TÍNH BẢNG ANDROID

1. Bật, tắt nguồn, mở khóa màn hình

Bật máy:  Giữ chặt nút nguồn khoảng 3s

Tắt máy: Giữ chặt nút nguồn khoảng 3s đến khi màn hình hiển thị thông báo “có phải quý khách muốn tắt máy?” chọn OK

Tắt màn hình: Ấn một lần vào nút tắt mở máy.

Bật màn hình: Thao tác như lúc tắt màn hình.

2. Tùy chỉnh trong phần cài đặt (settings)

Tất cả các tùy chỉnh chức năng máy đều nằm trong phần này

Không dây và mạng(wireless&networks):

Với Hệ điều hành android 4.0 trở lên:

– Bật tắt wifi:

        + Bật wifi (wifi): kéo thanh tắt mở (on/off) wifi để bật/ tắt

        + Cài đặt wifi: nhấn vào dòng wifi = chọn mạng wifi cần kết nối = nhập mật mã(password)= kết nối (conect)

– Bật tắt bluetooth tương tự như trên

– Bật, tắt, cài đặt 3G cho máy:

        Chọn mục khác (others)  = mạng di động (mobile networks) = Tên điểm truy cập APN(Access point names) = ấn vào nút menu trên góc phải màn hình (ký hiệu bằng 4 đường kẻ) hoặc trên thân máy (nếu có nút này) = APN mới (New APN) = khai báo thông số của các nhà mạng:

           Viettel:

         Tên (name): vt

          APN: v-internet

         Các thông số khác bỏ trống. Sau đó ấn quay trở tra ngoài (nếu tại đây không xuất hiện phím lưu (save)), nếu máy không cho thoát ra = dùng phím home để thoát nhanh = vào lại mục Tên điểm truy cập ta sẽ thấy một APN có tên là vt = tích dấu tròn để kích hoạt APN này

            Mobifone:

         Tên (name): mobifone

         APN: m-wap

         Tên người dùng (user name): mms

         Mật khẩu (password): mms

          Vinaphone:

         Tên (name): vinaphone

         APN: m3-world

         Tên người dùng (user name): mms

         Mật khẩu (password): mms

Lưu ý:

– Một số máy tự nhận sim không cần làm bước này, khi máy tự nhận sim sẽ hiện lên cột sóng ở góc phải dưới màn hình có chữ (E, H, 3G, 3G+ hoặc 4G). Tốc độ truy cập mạng phụ thuộc vào đường truyền internet

– Để sử dụng được 3G phải tích vào mục sử dụng dữ liệu (một số máy ghi là bật dữ liệu di động, sử dụng máy tính bảng để kết nối dữ liệu – Data enabled, mobile network) thông thường mục này nằm trong hoặc cạnh mục mobile network hoặc nằm ở mục data network.

Với Hệ điều hành android 4.0 trở xuống:

– Bật tắt wifi:

        + Bật wifi (wifi): tích vào ô vuông để bật, bỏ tích để tắt

        + Cài đặt wifi (wifi settings): chọn mạng wifi cần kết nối = nhập mật mã (password)= kết nối (conect)

– Bật tắt bluetooth tương tự như trên

– Bật, tắt, cài đặt 3G cho máy:

   Chọn mục mạng di động (mobile networks) = Tên điểm truy cập APN (Access point names) = ấn vào nút menu trên góc phải màn hình (ký hiệu bằng 4 đường kẻ) hoặc trên thân máy (nếu có nút này) = APN mới (New APN) = khai báo thông số của các nhà mạng như hướng dẫn trên.

Âm thanh (sound): Cài đặt âm thanh

Hiển thị (display): Cài đặt hiển thị như độ sáng tối, thời gian chờ màn hình, tự động xoay màn hình, kích thước font chữ…

Vị trí và bảo vệ ( location & security):

  • Bảo vệ (security): thiết lập mật mã mở khóa máy (lưu ý, nếu không nhớ mật mã sẽ không mở được máy)
  • Vị trí (location): bật tắt định vị GPS (lưu ý: khi không yêu cầu định vị với độ chính xác cao ta không nên bật chức năng sử dụng các vệ tinh GPS (use GPS satellites) vì tính năng này rất hao pin)

Ứng dụng (Application): cho biết các ứng dụng đã được cài đặt, các ứng dụng đang chạy, tiêu hao năng lượng pin cho từng ứng dụng. Có thể vào phần quản lý ứng dụng (manage applications) để gỡ bỏ các ứng dụng bằng cách tích vào ứng dụng = gỡ cài đặt (uninstall)

Dung lượng (storage): kiểm tra tổng dung lượng, dung lượng đã sử dụng và dung lượng còn trống (lưu ý: tổng dung lượng kiểm tra trong máy luôn nhỏ hơn dung lượng công bố, nếu máy có dung lượng lưu trữ là 16GB = khi kiểm tra sẽ hiển thị 12GB vì 4GB còn lại được nhà sản xuất cắt riêng để sử dụng cho hệ điều hành)

Ngôn ngữ và thông tin nhập bàn phím (language & keyboard): thay đổi ngôn ngữ hiển thị trong phần chọn ngôn ngữ (select language); thay đổi bàn phím sử dụng trong phần keyboard

Bảo mật (privacy): sao lưu và khôi phục cài đặt gốc để khắc phục các lỗi do virus, ứng dụng lỗi hay hệ điều hành gây ra như hay đứng máy, không truy cập được mua hàng (market, CH play)…Thông thường khi khôi phục cài đặt gốc máy sẽ trở về trạng thái ban đầu, các game và ứng dụng đã cài đặt sẽ bị gỡ bỏ và sẽ khắc phục được hầu hết các lỗi phần mềm gây ra, nếu làm bước này không được thì cách cuối cùng là cài lại hệ điều hành cho máy.

Với các máy hê điều hành android 4.0 trở lên, mục sao lưu & đặt lại nằm ở dưới phần bảo mật

Ngày và giờ (date & time): cài đặt ngày, giờ.

3. Các chức năng trong quản lý thư mục (file manager)

    Quản lý thư mục trong máy tính bảng tương tự như my computer trên windows, nó quản lý tài nguyên bộ nhớ như thẻ nhớ, bộ nhớ trong của máy hay usb khi kết nối với máy tính bảng. Một số máy đã có sẵn ứng dụng này, một số máy phải tải ứng dụng từ market.

Thông thường bộ nhớ trong của máy có tên là sdcard; thẻ nhớ có tên là exsdcard; usb khi kết nối vào có tên là hostusb

– Khởi tạo thư mục (folder) mới trong file manager : Vào quản lý file (file manager) = chọn phím menu (biểu tượng 3 hoặc 4 đường kẻ) = chọn create hoặc new

– Xóa, đổi tên sao chép, di chuyển thư mục:Nhấn giữ vào thư mục cần thao tác, sẽ hiện ra 1 bảng công cụ, chọn thao tác.

– Dán thư mục sao chép vào thư mục mới:Sau khi copy, đi đến folder cần dán nhấn dữ vào rồi chọn Paste (một số máy, ngay sau khi copy sẽ hiện phím paste ngay trên màn hình)

4. Cài đặt  cho các ứng dụng đã được lưu sẵn trong máy

– Cài đặt thủ công: chọn File manager = tìm thư mục chứa file cần cài đặt và nhấn cài đặt(install)

– Sử dụng phần mềm để cài đặt: Trước tiên phải cài đặt một phần mềm có tên appinstall, đây là phần mềm tự tìm các file cài đặt (máy tính bảng là các file .apk, máy tính PC là các file .exe). phần mềm appinstall sẽ tự tìm tất cả các file cài đặt trong file manager = nhấn vào file cần cài đặt.

5. Chương trình quản lý nhiệm vụ ( Task manage hoặc advanced task killer…)

– Đây là một ứng dụng được cài thêm, nó là chương trình rất quan trọng, giúp chúng ta quản lý các ứng dụng tốt hơn, xóa các ứng dụng đang chạy ẩn trong hệ điều hành android, điều đó đồng nghĩa với việc máy sẽ chạy ổn định hơn, nhanh hơn, không bị treo máy,  tiết kiệm pin và bộ nhớ hơn.

– Có thể sử dụng ứng dụng advanced task killer để tắt các ứng dụng sau khi đã xài đối với hệ điều hành 3.1 , 3.2 của honeycomb hoặc ứng dụng quản lý nhiệm vụ  (Task manage)bằng cách chọn kill all và clean.

            Lưu ý: phải thường xuyên tắt các ứng dụng chạy ẩn không cần thiết.

6. Tạo icon mới, xóa icon ngoài màn hình chủ

– Đưa icon ra ngoài màn hình chủ:  Giữ vào icon đó khoảng 1s để đưa icon ra ngoài màn hình chủ. Để thay đổi vị trí icon, ấn giữ icon đó và di chuyển đến vị trí thích hợp.

– Xóa icon ngoài màn hình chủ: Nhấn giữ vào icon đó khoảng 1s phía trên màn hình xuất hiện dấu x hoặc biểu tượng thùng rác = di chuyển icon đó vào dấu x.

7. Tải trò chơi và ứng dụng

– Vào Mua hàng (Market, CH play). Lần đầu đăng nhập, cần có một tài khoản google email để đăng kí. Trong market, nhấn vào biểu tượng cái kính lúp, sau đó tìm kiếm các ứng dụng bằng cách gõ từ khóa cần tìm. Ví dụ muốn tải game Pikachu, đánh từ khóa Pikachu = chọn game = cho phép tải = máy tính bảng sẽ tự động tải về, cài đặt và hiển thị lên màn hình chủ và trong menu.

8. Sử dụng bộ gõ tiếng Việt

– Để sử dụng bộ gõ được tiếng Việt cần có phần mềm gõ tiếng Việt (thông thường đã cài đặt sẵn trong máy hoặc có thể tải về từ Market). Sau đó, mở chương trình gõ tiếng Việt (biểu tượng chữ V), vào phần cho phép dùng gõ tiếng Việt Dùng gõ tiếng Việt. Tại phần Cho phép dùng gõ tiếng Việt tích vào ô Gõ tiếng việt, sau đó vào phần Dùng gõ tiếng Việt tích vào ô Gõ tiếng Việt. Cài đặt kiểu gõ  và các chức năng khác tại phần lựa chọn.

– Để chuyển đổi kiểu gõ tiếng Việt  sang tiếng Anh và ngược lại, giữ phím khoảng trắng (phím Space) của bàn phím ảo kéo sang bên trái hoặc phải. Nếu bàn phím gõ tiếng Việt có kích thước nhỏ, khó gõ = có thể chỉnh trong chương trình của bộ gõ, để chuyển sang cách gõ khác (tiếng Anh…) chọn biểu tượng bàn phím nhỏ xuất hiện thanh công cụ bên dưới cùng màn hình.

9. Sử dụng bộ phần mềm xử lý văn bản (Office)

– Có rất nhiều phần mềm xử lý văn bản, một số phần mềm đã được lưu trữ trong máy, chỉ cần cài đặt và sử dụng, nên chọn phần mềm nào dễ sử dụng và có bản quyền sẽ đầy đủ tính năng hơn.

10. Kết nối máy tính bảng với máy tính PC

– Thông thường khi kết nối với máy tính, trên máy tính bảng hiện một thông báo tại thanh trạng thái bên dưới màn hình = kéo thanh trạng thái đó lên = chọn chế độ bật bộ lưu trữ USB, lúc đó máy tính PC sẽ nhận máy tính bảng như một USB. Một số máy phải chọn chế độ media device trên máy tính PC để kết nối

 11. Kết nối máy tính bảng với USB 3G

– Sử dụng cáp kết nối USB để kết nối USB với máy tính bảng. Để cài đặt 3G = làm theo hướng dẫn như phần hướng dẫn cài đặt không dây và mạng.

Lưu ý: không phải tất cả các loại USB 3G đều dùng được cho máy tính bảng (có thể dùng sim vietel nhưng USB 3G của Vietel không dùng được), cần mang máy đi thử khi mua USB 3G. USB thông dụng nhất cho máy tính bảng hiện nay là Huawei E173.

12. Một số lưu ý khi sử dụng hệ điều hành Android

– Cách tiết kiệm Pin:

Tắt wifi, bluetooth, GPS khi không dùng.

Để độ sáng màn hình vừa phải.

TIN TỨC KHÁC