Nhà giáo Nguyễn Áng từng viết: “Được tiếp xúc, làm quen với các em nhỏ đôi khi tôi bắt gặp những câu hỏi rất ngây thơ mang tính trực giác nhưng lại chứa đựng những tư duy hết sức độc đáo”. Sau đây là những tình huống như vậy.
Câu chuyện thứ nhất
Trong phần các phép tính về phân số ở lớp 5, có bài về phép chia phân số cho phân số, chẳng hạn:
Quy tắc trong sách giáo khoa là: “Muốn chia môt phân số cho môt phân số, ta lấy tử số của phân số thứ nhất nhân với mẫu số của phân số thứ hai, ta được tử số của thương. Lấy mẫu số của phân số thứ nhất nhân với tử số của phân số thứ hai, ta đươc mẫu số của thương”.
Quy tắc có dài, học sinh vẫn thuộc và kết quả là:
Nhà giáo Nguyễn Áng khái quát thành quy tắc ngắn gọn hơn: “Muốn chia 2 phân số ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ 2 đảo ngược”.
Bỗng một học sinh giơ tay xin hỏi: Em lấy tử số chia tử số, mẫu số chia mẫu số, làm như thế có được ko ạ?
Rồi em tính:
Nhà giáo Nguyễn Áng chỉ còn kịp nói “Cách làm của em có thể đúng và dùng khi phép chia tử số cho tử số, mẫu số cho mẫu số là phép chia hết. Tuy nhiên em nên dùng quy tắc đã học để tính. Thầy giáo sẽ gặp riêng em để trao đổi kỹ hơn trường hợp em vừa nêu”.
Câu chuyện thứ hai
Nhà giáo Nguyễn Áng kể: “Tôi rất thích làm quen với học sinh tiểu học ở phần “khảo sát” sau mỗi tiết học. Lúc đó các em đã xong phần “căng thẳng” của giờ học, được “thư gián” và tham gia vào các câu đố vui giải toán cùng với tôi”.
Lần đó vừa xong bài “Tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó”, tôi cho các em giải nhanh, tính nhẩm (không dùng giấy bút).
Bài toán
Tìm hai số lẻ liên tiếp có tổng là 100
Diễn biến trên lớp
Nhiều em nhẩm được ngay tổng là 100, hiệu là 2, hai số đó là:
(100+2):2=51 và (100-2):2=49 (làm như SGK)
Trả lời câu hỏi: “Có cách nào khác không?”, hầu như với 3 phút đầu tiên không có học sinh nào trả lời. Bỗng có một cánh tay của bé gái rụt rè thưa:
– Con lấy 100 chia 2 là 50, một số là 49 (50 trừ 1), một số là 51 (50 cộng 1)
Chính cách giải đơn giản này dẫn đến một cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó khác SGK. Cách giải đó là:
– Số lớn bằng trung bình cộng của hai số cộng với nửa hiệu
– Số bé bằng trung bình cộng hai số trừ đi nửa hiệu
Những cách khiến trẻ thoải mái có “ý kiến khác”
Tuy bản thân mỗi đứa trẻ luôn những có quan điểm, ý kiến khác biệt, đôi khi là sáng tạo, độc đáo và mang tính đột phá, nhưng không phải lúc nào những suy nghĩ đó cũng được “người lớn” chấp nhận. Trong nhiều hoàn cảnh, chính người lớn không những không kích thích, nuôi dưỡng những ý tưởng đó lại còn ngăn cản, phản đối.
Để tránh điều đó, iSMART giới thiệu 6 công cụ giúp môi trường học tập của học sinh luôn được thúc đẩy sáng tạo, hướng đến những ý tưởng giải pháp mới. Trong đó:
Công cụ 1: Brainstorming – Cùng vận dụng trí não để tìm ra ý tưởng mới. Đây là cách đã được sử dụng từ nhiều thế kỷ nay. Brainstorming kết hợp cách tiếp cận thoải mái, tự do giúp mọi người sáng tạo tốt hơn. Trong môi trường này, mọi ý tưởng đều được tôn trọng, cho dù nghe có khùng cỡ nào đi chăng nữa. Ý tưởng có thể trở thành giải pháp. Nhưng ý tưởng cũng có thể chỉ là đường dẫn cho những ý tưởng mới. Khi brainstorm, tránh hoàn toàn mọi hình thức chỉ trích hay tiêu cực. Cuối buổi, các ý tưởng sẽ được đánh gía lại để tìm ra ý tưởng tốt nhất cho giải pháp.
Công cụ 2: Brainwriting – Viết ý tưởng: khi brainstorm, điểm yếu của phương pháp là những học sinh dạn dĩ, tự tin hơn sẽ nói nhiều hơn. Trong khi đó, nhiều người ít nói có thể có ý tưởng rất hay nhưng lại ngại chẳng nói ra. Do đó, cho từng cá nhân ghi ra ý tưởng của mình rồi tổng hợp lại cũng là cách hay để thu thập ý tưởng của tất cả mọi người.
Công cụ 3: Reverse brainstorming – Ngược với brainstorming: đây là cách sử dụng cả brainstorming và cách tiếp cận ngược lại để tạo ra nhiều ý tưởng sáng tạo hơn. Bạn bắt đầu bằng các hỏi 2 câu hỏi ngược lại. Thay vì hỏi “How do I solve this problem – Làm cách nào để giải quyết vấn đề này?”, bạn hỏi “How could I possibly cause the problem? – Làm cách nào tạo ra vấn đề này?”. Và thay vì hỏi “How do I achieve these results – Làm cách nào để đạt được kết quả này?”, bạn hỏi “How could I possibly achieve the opposite effect – Làm cách nào để tạo ra hiệu ứng ngược lại?” Sau đó, bạn brainstorm giải pháp ngược thoải mái. Đừng bỏ ý tưởng nào. Sau khi đã brainstorm ra hết giải pháp ngược, bạn giờ có thể lật ngược những giải pháp này để tìm ra giải pháp cho vấn đề. Sau đó, đánh giá và chọn phương án.
Công cụ 4: Starbursting – Hỏi tới tấp: đây là cách hỏi dồn khi ai đó đưa ra một ý tưởng. Cách hỏi dồn vừa để hiểu tận tường, vừa để đặt ra thử thách cho mọi người tìm ra mọi khía cạnh liên quan của vấn đề. Tuy nhiên, người hỏi phải hiểu và biết cách đặt câu hỏi liên quan và hệ thống. Starbursting là một cách brainstorm nhưng tập trung vào việc tạo ra câu hỏi. Câu hỏi này dẫn dắt câu hỏi tiếp theo và cứ như thế.
Công cụ 5: The Charette Procedure – Qui trình Charette: đây là cách được sử dụng từ lâu và dành cho nhóm brainstorm đông người. Vì đông người nên phải chia thành nhóm nhỏ. Mỗi nhóm được giao một đề tài khác nhau để brainstorm và đưa ra ý tưởng. Sau đó, các nhóm sẽ xoay vòng ý tưởng và xây dựng tiếp ý tưởng dựa trên nền tảng của nhóm trước. 1 ý tưởng vì vậy được chuyển từ nhóm này sang nhóm khác cho đến khi ý tưởng được đóng góp bởi tất cả các nhóm.
Công cụ 6: Rolestorming – Brainstorm trong vai trò người khác: Có khi, bạn có ý tưởng hơi quá sáng tạo chút, và bạn ngại không dám nói ra. Tuy nhiên, khi được đóng vai người khác, bạn sẽ dễ chia sẻ hơn. Con ngừơi sinh ra vốn dễ hài lòng với cái gì dễ, nên ngại nghĩ thêm, ngại nói điều có vẻ không bình thường, sợ thấy mấy người nói nhiều và tự tin thì im luôn, hoặc bị đẩy vào thế phải suy nghĩ tại chỗ thì khớp. Do đó, khi được phân vai, kiểu “Nếu là thủ tướng em sẽ làm gì?” chẳng hạn, nhân vật bạn đóng sẽ giúp bạn có cái nhìn mới, cách tiếp cận mới, và đưa ra ý tưởng cũng mới hơn.
Có thể thấy, bản thân bên trong mỗi đứa trẻ là một tiểu hành tinh độc lập với những tư duy riêng biệt và óc sáng tạo vượt ra ngoài khuôn khổ. Đồng hành cùng con trên hành trình khám phá thế mạnh vượt trội đó bằng cách chọn cho trẻ một chương trình sáng tạo, độc đáo. Đồng hành cùng phụ huynh trong việc học của con, iSMART giới thiệu tuyến bài “Con có cách của con”. Xem Kỳ I: “Sai lầm của cha mẹ: Con không được học theo cách của mình” Kỳ II: “Phong cách học tập của con bạn là gì?” Website: www.ismart.edu.vn Facebook: fb.com/ismart.teachers Hotline: 0932 456 913 (HN) | 0901 456 913 (HCM) |
TIN TỨC KHÁC
-
Tháng Ba 29, 2023
ĐỔ BỘ NGÀY HỘI ENGLISH DAY ĐẾN CÁC ĐIỂM TRƯỜNG TP. HỒ CHÍ MINH
-
Tháng Ba 22, 2023
BIỆT ĐỘI KHOA HỌC iSMART TRANH TÀI TẠI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG
-
Tháng Ba 14, 2023
TÌM KIẾM TÀI NĂNG “BIỆT ĐỘI KHOA HỌC NHÍ” TẠI MỸ ĐÌNH
-
Tháng Ba 10, 2023
THỬ TÀI TRẮC NGHIỆM – THỬ THÁCH TƯ DUY ⛳️
-
Tháng Ba 10, 2023
SÔI ĐỘNG NGÀY HỘI TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG TRẦN QUANG CƠ
-
Tháng Ba 9, 2023
English Festival – 1,000 HỌC SINH THAM GIA ENGLISH FESTIVAL TẠI TRƯỜNG TÂY TỰU A
-
Tháng Ba 7, 2023
Open House đến với các trường tiểu học quận Tân Bình cùng iSMART
-
Tháng Ba 6, 2023
iSMART MANG “BIỆT ĐỘI KHOA HỌC” ĐẾN CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ THCS
-
Tháng Ba 6, 2023
Ngôn ngữ và tư duy logic là 2 yếu tố cần hoàn thiện từ bậc tiểu học
-
Tháng Ba 6, 2023
Khai phóng đam mê, tối ưu kết quả học Tiếng Anh ở trẻ