Học định hướng STEM đã trở thành một xu hướng giáo dục mạnh mẽ tại Việt Nam trong năm 2017. Nỗ lực đón đầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Bộ GD&ĐT đã tích cực khích lệ lồng ghép nội dung STEM trong năm học 2017 – 2018 cũng như trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể sắp tới. Bên cạnh đó, chỉ trong một thời gian ngắn, số lượng trung tâm hoạt động trong lĩnh vực này tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM… mọc lên như “nấm sau mưa”.
Học sinh Trường tiểu học Tân Sơn Nhì làm thí nghiệm “hoa hồng cầu vồng” trong chương trình học tiếng Anh qua Toán và Khoa học iSMART
Hiểu sai về học định hướng STEM
Những sai lệch trong truyền thông và quảng cáo đã khiến một bộ phận lớn dư luận hiểu chưa đúng về giáo dục định hướng STEM. Trong đó, những ngộ nhận phổ biến là: giáo dục STEM là thuần học lập trình, lắp ráp robot, học toán và tin học, phù hợp với nam giới (do đặc tính chuyên ngành khô khan) và học sinh cấp II, III hay sinh viên đại học (do kiến thức và kỹ năng phức tạp)…
Thực chất, trong cách hiểu chung của thế giới, giáo dục định hướng STEM có nền tảng từ khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học với đa dạng các chủ đề. Theo ông Trương Minh Châu, Giám đốc Đào tạo chương trình học tiếng Anh qua Toán và Khoa học iSMART, chính tính liên môn và ứng dụng cao trong cuộc sống khiến các môn học này trở nên gần gũi và vui vẻ, từ đó giúp học sinh hình thành tư duy phản biện, óc sáng tạo hay kỹ năng giải quyết vấn đề…
“Do đó, giai đoạn dễ định hướng về STEM nhất là lứa tuổi tiểu học, khi mà trẻ đang làm quen với tư duy trừu tượng. Đặc biệt là đối với học STEM bằng tiếng Anh, những cách dạy trực quan, sinh động, giàu hình ảnh ngay từ độ tuổi còn rất nhỏ giúp xây dựng nền móng khái niệm và từ vựng để trẻ phát triển ở các bậc học cao hơn”, ông Châu nhận định.
Thay vì học định luật III Newton khô cằn, học sinh làm thí nghiệm tàu xốp thổi bong bóng để chạy – một cách học định hướng STEM cho trẻ tiểu học hiệu quả
Không chỉ Mỹ hay Hàn Quốc mà các quốc gia phát triển khác hiện cũng đang ráo riết chuẩn bị giáo dục 4.0 cho học sinh phổ thông. Do đó, sự hiểu biết về bản chất, khái niệm và phương pháp học giống cách hiểu trên toàn thế giới giúp chúng ta tìm được con đường phát triển đúng đắn và hiệu quả.
Thiếu hụt sự trải nghiệm
“Thế nhưng, thứ chúng ta đang thiếu chính là sự trải nghiệm đầu tiên. Bộ mặt giáo dục 4.0 trông ra sao? Đó là một ông thầy khô khan với mã nhị phân và các công thức cứng nhắc hay là một người dẫn đường vui tính, có nhiều câu chuyện để kể và truyền cảm hứng?”, ông Châu đặt câu hỏi.
Không chỉ thế, theo ông, các bé gái cũng đang thiếu cơ hội tiếp cận những hoạt động liên quan đến STEM vì quan niệm “lĩnh vực kỹ thuật thường dành cho con trai”.
Trong nhiều năm qua, nhiều trường tiểu học ở Việt Nam nỗ lực ứng dụng công nghệ vào học tập, qua việc sử dụng bài giảng số tương tác, lớp học “ngược” với thiết bị nghe – nhìn hiện đại… Không dừng lại ở đó, trong năm học 2017 – 2018, một số trường đã thí điểm đưa trí tuệ nhân tạo vào dạy tiếng Anh qua Toán và Khoa học với “phép thử” đầu tiên – robot NAO, top robot thông minh nhất thế giới.
Robot NAO đến lớp như một vị “trợ giảng” tại lớp học iSMART, Trường tiểu học Tân Thới, Q.Tân Phú, TP.HCM
Theo ông Châu, việc học cùng với robot là sự tiếp cận công nghệ mang tính trải nghiệm đầu tiên, là nỗ lực tuy nhỏ bé nhưng đánh dấu một bước ngoặt trong giáo dục 4.0 tại trường công lập. Trải nghiệm nhỏ có thể tạo nên ấn tượng lớn, nuôi dưỡng đam mê, ước mơ để những đứa trẻ khám phá lĩnh vực “khó nhằn” này dù học sinh nhút nhát nhất hay học sinh nữ. Các em đều có thể trò chuyện, giải đố, chơi các trò chơi tiếng Anh, múa hát theo nhạc… cùng robot NAO và cảm thấy hào hứng về nội dung học.
Để mở rộng và mang đến cơ hội tiếp cận công nghệ trong giáo dục cho học sinh, iSMART triển khai chương trình “Trải nghiệm tiếng Anh với trí tuệ nhân tạo” dành cho học sinh lớp 1 – lớp 5 tại nhiều địa điểm trong khu vực TP.HCM. Chi tiết chương trình vui lòng xem tại https://goo.gl/bf5RQQ. Đăng ký cho con tại: https://goo.gl/LHfpgi Hotline: 0901 456 913 |