Khi bạn đối mặt với sự tò mò đồng nghĩa bạn đã bước trên con đường tìm hiểu thông tin, khám phá sự thật đằng sau những dấu hỏi, với một tinh thần quyết tâm tìm ra đáp án.
Từ trước đến nay chúng ta thường đánh giá trí tuệ của người khác dựa vào chỉ số IQ hay EQ*. Tuy nhiên nghiên cứu những năm gần đây đã phát hiện và ngày càng đề cao CQ (Curiosity quotient – chỉ số tò mò), thậm chí vượt qua cả IQ và EQ..
*IQ: Intelligence quotient – chỉ số thông minh
EQ: Emotional quotient – chỉ số thông minh cảm xúc
1. Khái niệm về CQ
CQ là viết tắt của Curiosity quotient – “chỉ số tò mò” thể hiện khả năng tư duy vấn đề dưới góc độ nghi vấn, cũng như quan sát mối liên hệ giữa các sự vật quanh ta và không ngừng nỗ lực cho đến khi tìm ra cốt lõi vấn đề. Đây là khái niệm do Thomas L. Friedman đưa ra và nhận được sự ủng hộ của rất nhiều chuyên gia. Chỉ số này đến từ việc hầu như tất cả những người lãnh đạo, người thành đạt hay các thiên tài đều có một đặc điểm chung, đó là sự tò mò để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
Elon Musk – Iron man ngoài đời thực là một ví dụ điển hình của sự tò mò, ham học hỏi
2. Nguồn gốc của CQ
Ngay từ khi não bộ hình thành khả năng ngôn ngữ, trẻ đã có xu hướng tò mò với mọi thứ xung quanh cùng những câu hỏi “Tại sao?”, nhiều lúc khiến cha mẹ cũng đau đầu và không biết phải giải thích thế nào cho con hiểu. Chính từ những câu hỏi tưởng chừng như đơn giản ấy đã kích thích khả năng tư duy, khám phá, tìm tòi của con.
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Neuron cho thấy trẻ dễ dàng học được nhiều chủ đề hơn khi trên não của trẻ xuất hiện sự hưng phấn từ sự tò mò mong muốn hiểu biết. Sự tò mò càng cao, con càng phải nạp thêm thông tin, mở rộng kiến thức, khám phá tìm hiểu trong phạm vi rộng, bao quát hơn.
3. Lợi ích mà CQ mang lại cho cuộc sống của chúng ta
Một nghiên cứu khoa học khác chỉ ra rằng, chính sự tò mò sẽ giúp con có khả năng thành công trong học tập. Khi là học sinh, các con sẽ nhìn vấn đề cần tìm hiểu ở nhiều góc độ, hay tìm ra những phương án thay thế cho cùng một câu hỏi, không rập khuôn theo lối suy nghĩ có sẵn. Học sinh còn có xu hướng liên kết các kiến thức và áp dụng vào thực tiễn, dần dần hình thành một tư duy phản biện nhạy bén – một yếu tố không thể thiếu của nhà lãnh đạo tài giỏi sau này, thay vì cãi bướng thông thường.
Sự tò mò còn có thể giúp trẻ vượt qua sự lo lắng. Theo nhà nghiên cứu tâm lý học Todd Kashdan (George Mason University), những người có mức độ tò mò cao, thích quan tâm đến thế giới xung quanh có xu hướng thích nghi với nhiều cách tiếp cận khác nhau, tránh nguy cơ xung đột trong các mối quan hệ. Cũng như các nhà thám hiểm luôn phải đối mặt với những thách thức mới nhưng họ rất ít khi lo lắng. Thay vì cố gắng hết sức để giải thích và kiểm soát thế giới, các nhà thám hiểm có thể chấp nhận sự không chắc chắn, và coi cuộc sống của họ là một nhiệm vụ thú vị để khám phá, học hỏi và phát triển.
Sự tò mò sẽ giúp con thành công trong học tập và vượt qua sự lo lắng.
4. Cách nâng cao chỉ số tò mò CQ
Theo quy luật tự nhiên, khi trẻ lớn lên, sự háo hức về thế giới xung quanh không còn nhiều, óc tò mò cũng dần giảm đi. May mắn thay, đây là một phẩm chất có thể nuôi dưỡng và phát triển qua giáo dục. Vì vậy, các nhà giáo dục và tâm lý học khuyên cha mẹ nên bắt đầu ngay từ khi con đang ở giai đoạn phát triển ngôn ngữ và phát triển tư duy cụ thể.
Theo ông Trương Minh Châu, Giám đốc Đào tạo iSMART Education: “Để nuôi dưỡng CQ ở trẻ, chúng ta cần cho trẻ tiếp cận bài học theo nhiều “góc nhìn” khác nhau. Trên lớp, giáo viên cần đặt ra các giả định, tình huống gây hứng thú, tò mò, giúp các học sinh hiểu và tiếp nhận các ý tưởng, quan điểm khác một cách khách quan mà không chê bai, coi thường. Hơn hết, trẻ cần được khuyến khích tự đặt các chuỗi câu hỏi và biết cách đặt những câu hỏi “trúng” để có lời giải đáp cho chính mình. Chẳng hạn như việc áp dụng thủ pháp đặt chuỗi câu hỏi “What – Why – When – Who – How”. Đây cũng là cách lớp học Toán – Khoa học bằng tiếng Anh đang vận hành để phát triển năng lực khám phá cho các con học sinh.”
Áp dụng thủ pháp đặt chuỗi câu hỏi “What – Why – When – Who – How” giúp con phát triển năng lực khám phá.
Trong gia đình, con nên được khuyến khích tìm hiểu về thế giới tự nhiên, đặt câu hỏi, tư duy logic, được thử nghiệm, được hướng dẫn và được… “sai”. Các nghiên cứu cũng gợi ý rằng trẻ em học hỏi nhiều hơn khi được yêu cầu giải thích theo cách lý luận riêng của bản thân. Do vậy, người lớn nên tạo cơ hội cho trẻ được tự đặt ra các câu hỏi và tự trả lời theo suy nghĩ của bản thân trẻ thay vì mất bình tĩnh khi con hỏi quá nhiều.
iSMART đồng hành cùng ba mẹ trong quá trình nuôi dưỡng và phát huy năng lực của con. Cùng tìm hiểu thêm các kiến thức giáo dục con hữu ích và tích lũy bí kíp cùng con học tập với iSMART tại: Facebook: www.facebook.com/ismart.teachers Hotline: 0932 456 913 (HN) | 0901 456 913 (HCM) |
TIN TỨC KHÁC
-
Tháng Ba 29, 2023
ĐỔ BỘ NGÀY HỘI ENGLISH DAY ĐẾN CÁC ĐIỂM TRƯỜNG TP. HỒ CHÍ MINH
-
Tháng Ba 22, 2023
BIỆT ĐỘI KHOA HỌC iSMART TRANH TÀI TẠI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG
-
Tháng Ba 14, 2023
TÌM KIẾM TÀI NĂNG “BIỆT ĐỘI KHOA HỌC NHÍ” TẠI MỸ ĐÌNH
-
Tháng Ba 10, 2023
THỬ TÀI TRẮC NGHIỆM – THỬ THÁCH TƯ DUY ⛳️
-
Tháng Ba 10, 2023
SÔI ĐỘNG NGÀY HỘI TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG TRẦN QUANG CƠ
-
Tháng Ba 9, 2023
English Festival – 1,000 HỌC SINH THAM GIA ENGLISH FESTIVAL TẠI TRƯỜNG TÂY TỰU A
-
Tháng Ba 7, 2023
Open House đến với các trường tiểu học quận Tân Bình cùng iSMART
-
Tháng Ba 6, 2023
iSMART MANG “BIỆT ĐỘI KHOA HỌC” ĐẾN CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ THCS
-
Tháng Ba 6, 2023
Ngôn ngữ và tư duy logic là 2 yếu tố cần hoàn thiện từ bậc tiểu học
-
Tháng Ba 6, 2023
Khai phóng đam mê, tối ưu kết quả học Tiếng Anh ở trẻ